Bấm huyệt chữa bệnh đau răng và đau họng

  •  BỆNH ĐAU RĂNG

Đau răng là bệnh thường gặp do sâu răng gây nên, gặp phải kích thích lạnh, nóng, chua, ngọt càng đau.

Cách chữa:

Nếu đau răng trên: Người chữa dùng đầu ngón trỏ bấm huyệt Hạ quan bên đau liền 5-10 phút, ngón cái tay khác đồng thời khấu cấu huyệt Hợp cốc hoặc huyệt Tâm gian 200-300 nhát.

Đau răng: Ảnh minh họa

Nếu đau răng dưới: Người chữa dùng ngón cái, ngón trỏ cùng lúc ấn huỵệt Cai khổng, huyệt Giáp xa 3-5 phút, rồi dùng ngón cái bấm áp ấn mạnh huyệt Đại chủ 100-200 nhát.

*Vị trí huyệt vị

Huyệt Hạ quan: Ở trước bình tai, khi ngậm miệng, ở chỗ lõm giữa mỏm tiếp xương Thái dương và lồi cầu xương hàm dưới (hình 112)

Huyệt Hợp cốc

Huyệt Tam gian: Ở bên quay ngón trỏ,chỗ lõm sau đốt bàn ngón 2

Huyệt Cai khổng: Nằm ở chỗ lỗ cái xương hàm dưới từ huyệt Thừa tương đo ngang cách khoảng 1 ngón ngang

>>> Xem thêm: Viêm tai giữa cấp và mãn tính trẻ em 

  • BỆNH ĐAU HỌNG

Bệnh đau cổ họng phần nhiều là do cảm cúm,viêm họng, viêm Amiđan hoặc sử dụng cổ họng quá mức gây nên.

Bệnh đau họng

Cách chữa 1: Dùng 2 đầu ngón cái chia nhau cấu huyệt Hợp cốc, huyệt Ngư tế, mỗi huyệt 20-30 nhát. Mỗi ngày 2-3 lần.

*Vị trí huyệt vị

Huyệt Hợp cốc

Huyệt Ngư tế: Khi ta ngửa bàn tay, ngay bên quay điểm giữa xương bàn tay 1, chỗ ranh giới cơ đỏ trắng (hình 114)

Cách chữa 2: Dùng đầu ngón cái ấn day huyệt Giác tôn bên đau từ nhẹ đến nặng trong khoảng 50-100 nhát. Người bệnh đồng thời làm động tác nuốt, nếu đau có thuyên giảm tức thì ấn khua trước sau 100 nhát, đẩy ấn lên xuống 20-30 nhát. Mỗi ngày 1-2 lần.

Cách chữa 3: Dùng ngón cái, ngón trỏ khấu cấu ấn áp điểm Biển đào thể dái tai 50-100 nhát cho đến lúc tai nóng lên. Mỗi ngày 1-2 lần.

Hai cách trên thường dùng cho viêm Amiđan kỳ đầu.

*Vị trí huyệt vị

Huyệt Giác tôn

Điểm biển đào thể dái tai: tức khu 8 vùng dái tai (hình 115)

Cách chữa 4: Dùng đầu ngón tay ấn thăm dò điểm phản ứng đau vùng cổ và ghi lại trước (xuất hiện nhiều ở trên cơ ức đòn chũm hoặc bờ trước sau). Sau đó bấm ấn từng huyệt từ trên xuống dưới, môi huyệt 15-30 nhát.

Nếu có cảm giác ngứa cổ co thắt, vướng cổ lại bấm huyệt Hồng âm, huyệt Thiên đột; Trường hợp kèm theo mỏi cô bấm huyệt Phong trì, huyệt Thiên trụ, mỗi huyệt 30 nhát, huyệt Hợp cốc 10 nhát. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.

* Vị trí huyệt vị

Huyệt Hồng âm: ở vùng cổ, dùng 2 ngón cái, trỏ bóp ấn xương mềm giáp trạng của xương lưỡi 2 bên, khe trống của nó là vị trí huyệt, tức chỗ lõm từ tuyến chính giữa sang ngang nửa ngón (hình 58)

Huyệt Thiên đột

Huyệt Phong trì

Huyệt Thiên trụ: Ở bờ ngoài gân lớn (cơ thang) chân tóc cổ sau, ngang bằng với bờ dưới đốt cổ được. Định vị đơn giản: Dùng đầu nhọn ngón cái, trỏ men theo bờ ngoài gân to đẩy lên, tới chỗ đầu nhọn ngón không thể đẩy tiếp được chỗ đầu nhọn ngón đặt xuống đó là huyệt.