Làm thế nào phát hiện kịp thời trẻ em bị cận thị

Có một số phụ huynh dắt con em đi khám mắt ở bệnh viện, vừa mới kiểm tra đã thấy các em bị cận thị rất nặng. Có em dù đã đeo kính cận và không khôi phục được thị lực bình thường; khi ấy các bậc phụ huynh thường hối hận không sớm phát hiện mắt của các em có vấn đề.

Làm thế nào để phát hiện kịp thời trẻ em bị cận thị? Điều này đã được nói ờ sự phát dục của mắt. Khi trẻ vừa mới ra đời thường đường kính trước sau của nhãn cầu tương đối ngắn, phần lớn là viễn thị, sự phát dục của thị lực vẫn chưa kiện toàn. Khi tuổi đời tăng lên, nhãn cầu mới dài dần ra, độ viễn thị mới giảm dần xuống, thị lực cũng từ từ tăng lên.

Phát hiện sớm trẻ cận thị
Phát hiện sớm trẻ cận thị

Trong tình huống bình thường, trẻ mới sinh được 3 tháng có thị lực khoảng 0,012 – 0,02, trẻ 6 tháng tuổi khoảng 0,05. Do đó, trẻ em dưới 1 tuổi có năng lực nhìn tương đối kém, lúc 1 tuổi thị lực khoảng 0,2, sau đó thêm mỗi tuổi, thị lực tăng khoảng 0,2. Thường lúc 5 tuổi thị lực mới bình thường (trên 1,0). Sau 12 tuổi nhãn cầu mới phát dục thành thục.

Dù sự phát dục mắt của trẻ có vấn đề, thì trong giai đoạn này trẻ cũng không dễ gì phát sinh cận thị. Nhưng nếu nhãn cầu phát dục bất thường hoặc có nhân tố di truyền cận thị, thì giai đoạn này cũng có thể ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. Vì vậy cố gắng kiểm tra thị lực sớm là phương pháp tốt nhất để kịp thời phát hiện trẻ cận thị.

> Xem thêm:

Thường trẻ 3 – 4 tuổi đã cho các em kiểm tra thị lực mới có thể phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Nếu để trẻ đi học rồi mới phát hiện thị lực không tốt thì chữa trị sẽ tương đối khó khăn. Đương nhiên lúc này kiểm tra thị lực cho trẻ, chúng ta phải nhẫn nại, thái độ nhẹ nhàng, biểu dương động viên nhiều, tranh thủ sự hợp tác của trẻ thì kết quả mới chính xác.

Để trẻ xem ti vi gần dễ gây cận thị
Để trẻ xem ti vi gần dễ gây cận thị

Ngoài ra, cha mẹ còn phải quan sát kĩ từng cử động của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu phát hiện thấy khi chơi với các bạn cùng tuổi mà hành động của trẻ lại chậm chạp, tay chân lóng ngóng không hoạt bát, không chủ động tham gia trò chơi, hoặc lúc nhìn phải nghẹo đầu, nhíu mày, nheo mắt, khi xem tivi thích ngồi rất gần, hay dùng tay xoa dụi mắt, hoặc lên lớp không tập trung chú ý, nhìn bảng đen không rõ, thành tích học tập giảm sút, hoặc xem sách ở cự ly rất gần, đọc sách không đầy nửa tiếng đã xuất hiện các chứng trạng ê tức mắt, đau đầu, váng đầu v.v…, thì phải kịp thời đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra, lúc cần thiết phải làm giãn đồng tử để nghiệm quang.

Tóm lại, đối với trẻ, đặc biệt là những em cổ khuynh hướng di truyền cận thị, thì cha mẹ nhất định phải chú ý quan sát phối hợp với với trẻ, phòng học, kiểm tra thị lực định kì cho các em, có như vậy mới cổ thể sớm phát hiện ra bệnh cận thị của trẻ.